Dưới đây là những dòng chia sẻ rất hay của 1 bạn sinh viên học trường học viện ngân hàng về việc "lười" và "ngại" của sinh viên. Các bạn hãy đọc và suy ngẫm nhé: truyen sex
"Trải qua 4 năm học ở Học viện Ngân hàng, mình đúc rút được 1 điều lớn nhất: sinh viên trường ngân hàng đa phần là 1 lũ lười.
Nghe đến đây sẽ có bạn nhảy dựng lên "lười đâu mà lười, tôi học, tôi nghiên cứu, tôi thi điểm rất cao, lười đâu mà lười", hoặc nặng nề hơn "mày khác đ' j mà đi nói người khác, đờ mờ cái thằng anh hùng bàn phím". Vầng, chó cứ sủa và đoàn người cứ đi. tin nhan chuc mung nam moi
Tại sao mình nói sinh viên ngân hàng lười? Cũng vì những cái lý do mình sẽ nêu dưới đây. tin nhan chuc mung nam moi
Trong suốt cuộc đời sinh viên, mình cũng đi loăng quăng khá nhiều, tiếp xúc với nhiều sinh viên ngân hàng, kém tuổi có, bằng tuổi có, hơn tuổi cũng có. Điểm lại tất cả những con người mình đã từng tiếp xúc, gặp gỡ, chuyện trò, mình có thể chia phần lớn những người đấy thành 2 loại chính:
1. Loại chỉ biết cắm đầu vào học.
2. Loại chỉ biết cắm đầu vào chơi
Còn 1 loại thứ 3 nữa là loại nửa mùa vừa học vừa chơi (như mình) thì mình ko muốn nói đến. :v
Loại thứ nhất:
Đặc điểm: học rất chăm, hở ra là học, thậm chí ko hở ra cũng học.
Trong thâm tâm những con người được mệnh danh là siêu nhân này, những năm tháng đại học chả khác đek j những năm tháng cấp 3, là quãng thời gian mà họ phải chăm chỉ vô cùng để đạt được điểm số cao như mong muốn. Kể ra, cũng có thể coi những con người này là thành công trong 4 năm đại học, vì họ đã đạt được cái họ muốn: đó là điểm số cao, nhìn vào bảng điểm mà bọn đàn em chỉ có lác mắt "uầy, điểm anh/chị cao thế", hoặc "sao bảo kỳ này xõa mà điểm vẫn cao vãi". :v
Loại thứ 2:
Đặc điểm: chơi hết mình :v. Chơi ở đây có thể là chơi điện tử, mơ ước được trở thành 1 game thủ trong tương lai, suy nghĩ, trăn trở cho 1 nền điện tử Việt Nam chân chính, khát vọng và hoài bão 1 ngày nào đó sẽ thay đổi toàn bộ cơ chế giáo dục thối nát đã hạn chế học sinh sinh viên sống đúng với ước mơ - chơi điện tử. Hoặc chơi ở đây là đi ăn uống, đàn đúm, tụ tập bạn bè, mà theo ngôn ngữ hiện đại thì là đi giao lưu, đi networking, đi...
Vâng, nếu đã chia làm 2 loại như trên, tại sao lại vẫn kết luận là sinh viên ngân hàng lười. Loại 2 thì rõ mười mươi là lười như hủi rồi, nhưng sao lại bảo cả loại 1 là lười. Cả một bầu trời tư cách, sinh viên yêu quý của các thầy cô, lười lười cái *beep*. truyen sex
Khi nói lười ở đây không có nghĩa là lười học, mà là lười nói chung. Như trên đã điểm qua, có thể thấy ngay loại 1 là những con người thuộc dạng lười trải nghiệm và loại 2 là những con người thuộc dạng lười học. Và cả 2 loại trên đều có 1 cái lười chung: đó là lười thay đổi. Và một khi đã lười thay đổi, thì vô phương cứu chữa. Lười thay đổi sẽ dẫn đến 1 hệ lụy vcl (vô cùng lớn), đó là sợ dấn thân, sợ xông pha và sợ trải nghiệm.
Quãng thời gian sinh viên là một quãng thời gian tích lũy vô cùng đáng quý, từ kiến thức cho đến kinh nghiệm sống, và để có được những thứ quý giá đó, ưa thích khám phá và trải nghiệm là 1 phẩm chất không thể thiếu. Nhưng ở đây, các bạn sợ khám phá và sợ thay đổi. Các bạn sợ phá vỡ thói quen thường ngày của các bạn. Các bạn sợ khi thay đổi, các bạn sẽ bị đau. Gần như trong suy nghĩ của các bạn, các bạn đã được lập trình để làm những việc cố định, vào những giờ và những ngày cố định, ví dụ như: thứ 7 chủ nhật thì phải về quê để thầy u bớt nỗi nhớ mong, tối phải online đến 12h đêm để thu thập thêm kiến thức xã hội từ facebook, voz hay haivl...
Đó là nói những cái nhỏ, và chính từ những cái nhỏ này, cộng thêm với định hướng của bố mẹ, thầy cô, tư tưởng của các bạn cũng được lập trình để chạy trên một đường ray cố định: học chăm vào, điểm cao vào, sau này ra trường thi tuyển vào ngân hàng, không thi tuyển được thì để bố mẹ xin cho, sau khi đã xin được việc rồi thì ngồi yên đấy cho ấm chỗ, may thì lên sếp, còn ko lên sếp thì ngồi làm nhân viên cả đời cũng ko sao, khoảng tầm 25 - 30 bắt đầu phối giống, à nhầm, lấy vợ lấy chồng, và thế là cuộc đời bạn kết thúc. Đối với những người hay suy nghĩ, thì đây là một kết thúc đầy tiếc nuối, vì họ chưa đủ thời gian làm những gì họ muốn, chưa đủ thời gian để sống đúng như họ mong muốn. Còn đối với những người không hay suy nghĩ, thì sống kiểu nào cũng thế, chả khác chó j nhau :v.
Có những người mình quen, sinh viên năm 4, chuẩn bị bước trên con đường dài sự nghiệp đầy chông gai, họ nhìn thấy rõ: ngân hàng hiện tại là 1 chỗ vô cùng nát. Nhưng họ vẫn cố lao đầu vào như những con thiêu thân, cố để có một chức vụ rất oai "cán bộ tín dụng" hoặc "chuyên viên quan hệ khách hàng", họ thừa hiểu sau khi lao vào, cuộc sống của họ là 1 chuỗi ngày đau khổ vs những chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu bán thẻ, chỉ tiêu cho vay, và họ bắt đầu kêu ca.
Mình hỏi: nếu biết thế, sao không chọn làm ngành khác?
Họ: học ngân hàng xong không làm ngân hàng biết làm gì?
Mình hỏi tiếp: tìm hiểu trên mạng ý, thiếu gì việc cho sinh viên kinh tế, đâu cứ ngân hàng.
Họ: ngại lắm...
Vâng, tất cả chỉ là vì một chữ ngại. Mình có thể nói ngay rằng, sinh viên ngân hàng không hề kém, sinh viên ngân hàng rất giỏi. Nhưng chỉ vì một chữ "ngại" mà các bạn đã đánh mất đi bao nhiêu cơ hội để thay đổi cuộc đời các bạn, và cũng là cơ hội để thay đổi cách nhìn nhận của những nhà tuyển dụng đối với sinh viên ngân hàng. Một câu chuyện nho nhỏ như thế này. Trong thời gian vừa rồi mình có nộp đơn xin việc cho Unilever (nhà cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng như omo, vim, p/s...), trong danh sách các trường đại học tại Việt Nam mà Uni cho các ứng viên lựa chọn, không hề có tên trường ngân hàng, trường ngân hàng bị xếp vào loại Other cùng các trường không tên tuổi khác. Nguyên nhân vì đâu mà trường chúng ta – 1 trong 4 trường kinh tế hàng đầu miền Bắc lại không được xếp cùng các tên tuổi khác như Ngoại thương, Tài chính, Thương mại, RMIT hay NEU? Không thể đưa ra nguyên nhân “Học viện Ngân hàng là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm đào tạo các cán bộ ngân hàng tương lai để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của khối ngành ngân hàng blah blah” . Điêu vkl=;. Trường mình có phải chỉ có khoa ngân hàng đâu, còn có khoa kế toán kiểm toán, khoa tài chính, khoa quản trị kinh doanh và rất nhiều khoa tương tự như các trường kể trên. Như thế thì nguyên nhân chỉ có thể là do sinh viên chúng ta thôi. Sinh viên ngân hàng trong mắt nhà tuyển dụng chưa bao h nổi được như sinh viên KTQD, sinh viên Ngoại thương, sinh viên Tài chính và Thương mại. Và nguyên nhân chính cho cái sự “không nổi bằng” này chỉ được tóm gọn trong 1 từ: “ngại”.
Mình chẳng muốn nói gì cao siêu. Cái mớ bên trên chỉ là những phân tích nông sợt của mình về tính “ngại” của sinh viên ngân hàng. Mình không vơ đũa cả nắm, trong số đông sinh viên đang sống vật vờ ngày qua ngày, không biết tương lai đi về đâu, vẫn có những con người xác định rõ mục tiêu của đời mình và đang cố gắng từng ngày cho mục tiêu đó. Nhưng con số này còn hẻo lắm, có khi chỉ bằng được số đốt ngón tay và ngón chân của mình và 1 thằng bạn nữa cộng lại (thằng này có 6 ngón tay).
Vậy thì biết làm sao? Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Đã trót ngại rồi, h làm sao để hết ngại? Mình cũng chả biết :v. Tất cả là do luyện tập mà thành, các bạn hãy dấn thân đi, hãy trải nghiệm đi, hãy sống 1 cách có ý nghĩa trong suốt 4 năm đại học đi, và cuối cùng, hãy thay đổi bản thân đi. Tắt hết điện thoại, máy tính, sách vở sang 1 bên, ngồi một chỗ thật yên tĩnh, và suy nghĩ xem tương lai mình sẽ là ai, và mình sẽ phải làm gì, phải thay đổi gì để trở thành người như thế. Đôi khi cái thay đổi này nó cũng chẳng to tát như các bạn nghĩ. Có thể chỉ là “mỗi tối ngồi mở sách ra đọc 1 tiếng” hoặc “thay vì lên fb, mình sẽ lên vneconomics, gafin để đọc tin kinh tế” hoặc “mình sẽ tham gia câu lạc bộ abcxyz” hoặc “ngày mai mình sẽ tham gia training thay vì ngủ đến 12h trưa”. Đôi khi nó chỉ đơn giản như vậy thôi các bạn ạ. Không ai ép các bạn đang từ 1 con mọt sách phải tham gia 20 clb để lấy kinh nghiệm, cũng không ai bắt các bạn từ bỏ thời gian vui chơi giải trí để ôm lấy sách vở. Cái quan trọng ở đây là câu hỏi: những việc mình đang làm có giúp mình trở thành người mình muốn không? Đặt ra được câu hỏi đó và trả lời được nó, các bạn sẽ hình dung được lộ trình của cuộc đời mình 1 cách chung nhất. Tuy nhiên một khi các bạn quyết định thay đổi, các bạn sẽ thấy khó chịu, sẽ thấy mệt mỏi, và đôi lúc hoài nghi “tại sao mình phải làm thế này, trong khi nếu mình sống như cũ thì mình sẽ thoải mái hơn bao nhiêu”, nhưng đến 1 lúc nào đó nhìn lại, các bạn sẽ thấy rằng, cuộc sống của các bạn tốt đẹp hay không, tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn có dám nghĩ và dám làm hay không, có dám chạy lệch ra khỏi đường ray đã được định sẵn hay không. Tất cả đều phụ thuộc vào đó. Tuy nhiên, với các bạn nào định chạy lệch đường ray, các bạn cũng nên có 1 mục tiêu cụ thể về những gì mình sẽ theo đuổi, nếu không có mục tiêu mà vẫn chạy lệch, thì nhiều khả năng các bạn sẽ lao xuống vực và không bao giờ bò lên nổi :v.
Đêm hôm lảm nhảm. Mình không phải vĩ nhân, cũng chưa đạt được thành công đáng kể nào trong cuộc sống, nhưng trộm vía, mình có thể tự hào rằng mình đã dấn thân, đã trải nghiệm và đã dám thay đổi để mình có thể trở thành một con người như sau này mình muốn. Tuy nhiên đời còn dài, tương lai ra sao thì còn phải chờ xét, chém gió nhiều sau này lại ăn gạch vỡ mồm. Mình còn định viết nhiều, nhưng thôi, nói thật là mình ngại :v, ngại lắm ý :v. Bây h mình sẽ đi ngủ, chờ đợi ngày mai 1 điều tốt đẹp nào đó sẽ diễn ra, và hy vọng không có ai gạch đá gì mình vì bài viết này :v"
Sau khi đọc bạn có cảm nghĩ gì nào? Liệu có gì thay đổi sau khi đọc không nhỉ???
0 comments:
Post a Comment