Khả năng hoạt động tại Việt Nam
Đây chính là điểm mấu chốt để khiến những dòng sản phẩm xách tay hàng nội địa như thế này có thể có cơ hội tiêu thụ tại Việt Nam bởi nhiều sản phẩm tương tự đã từng gây khó chịu rất nhiều cho những người đam mê công nghệ thực thụ do bị hạn chế quá nhiều thứ thiết yếu. Đáng mừng thay chiếc Sky Vega LTE A820L này có thể chạy trực tiếp SIM của các nhà mạng Việt Nam một cách dễ dàng mà không cần qua các bước Unlock vất vả nào hết, đây chính là điều kiện cần để chiếc điện thoại này có thể đến tay những người không quan tâm tới thương hiệu.
Vấn đề thứ hai là phần mềm SMS đi kèm máy, do hoạt động ngoài phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc nên phần mềm này gây khó khăn rất lớn cho người dùng. Nhưng vì máy sử dụng Android, một hệ điều hành cao cấp với hàng tá phần mềm miễn phí có khả năng thay thế hoàn hảo cho những ứng dụng mặc định của máy nên chỉ cần thay công cụ SMS có sẵn bằng một phần mềm của hãng thứ 3 là vấn đề này đã được giải quyết.
Điều cuối cùng mà Sky Vega A820L gặp rắc rối với nhà mạng Việt Nam chính là ở khả năng sử dụng kết nối 3G của các nhà mạng trong nước. Tuy nhiên trên các diễn đàn lớn đã có đưa ra cách thức sửa chữa lỗi này với thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 5 phút và đặc biệt là không cần Root máy nên nguy cơ bị brick cũng không hề có. Sau khi đã khắc phục được những lỗi kể trên thì có vẻ như sản phẩm này gần như đã trở thành một chiếc điện thoại phiên bản quốc tế và chúng ta có thể bắt đầu đánh giá so sánh nó với những chiếc điện thoại nổi tiếng khác cùng tầm giá hiện nay.
Cảm quan
Chưa từng cầm thử bất cứ sản phẩm nào khác của hãng sản xuất điện thoại nổi tiếng tại Hàn Quốc này nên tôi cũng không biết phải so sánh nó với những dòng sản phẩm trước đó ra sao, nhưng nếu phải đánh giá thì ngay từ cái nhìn ban đầu ai cũng phải cảm thấy nó có rất nhiều điểm chung với Samsung Galaxy S3 đặc biệt là ở phiên bản màu trắng, mặc dù chiếc điện thoại này đã được bán tại thị trường Việt Nam cách đây hàng tháng trời.
Chưa từng cầm thử bất cứ sản phẩm nào khác của hãng sản xuất điện thoại nổi tiếng tại Hàn Quốc này nên tôi cũng không biết phải so sánh nó với những dòng sản phẩm trước đó ra sao, nhưng nếu phải đánh giá thì ngay từ cái nhìn ban đầu ai cũng phải cảm thấy nó có rất nhiều điểm chung với Samsung Galaxy S3 đặc biệt là ở phiên bản màu trắng, mặc dù chiếc điện thoại này đã được bán tại thị trường Việt Nam cách đây hàng tháng trời.
Mặt lưng của Sky Vega được làm bằng nhựa bo tròn viền và làm phẳng phần lưng, do bàn tay khá nhỏ nên với 1 tay thì các thao tác trên toàn màn hình thực hiện rất khó khăn, chưa kể đến màn hình lớn phân bổ gần như toàn bộ chiều dài máy nên với những tác vụ cần thao tác ở phía dưới màn hình sẽ dễ khiến điện thoại mất cân bằng và lật về phía trước.
Xung quanh loa thoại và phần camera sau của máy được bọc một tấm nhôm lăn nhám tạo một chút cảm giác kim loại trên toàn bộ vỏ máy bằng nhựa, những nét dù nhỏ như vậy nhưng lại khiến Sky Vega trở nên sang trọng hơn.
Ngoài ra phần nắp lưng của nó còn được trang trí bằng một loạt sợi kim tuyến chạy dọc, khi cầm máy dưới ánh đèn và nghiêng qua nghiêng lại chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng chạy trên những sợi kim tuyến giống như mưa sao băng vậy, một nét thiết kế khá độc đáo tuyệt vời hơn nhiều so với kiểu trang trí nhôm xước theo chiều ngang thân máy của Galaxy S3.
Màn hình
Màn hình Super IPS 4.5 inch với độ phân giải khủng (800 x 1280) và mật độ điểm ảnh ở mức cao (335 ppi), tất cả các con số trên đều thực sự làm tôi cảm thấy kinh ngạc khi thấy nó được ghi trên một chiếc điện thoại không mấy đắt tiền. Do không cố gắng đẩy viền màn hình ra sát viền máy nên dù kích thước màn hình chỉ có 4.5 inch nhưng so với chiếc HTC One X, Sky Vega vẫn cho cảm giác to và vướng víu hơn. Sử dụng màn hình S-IPS nên khả năng hiển thị màu sắc của nó có thể mang so sánh với những chiếc điện thoại cao cấp như iPhone 4, các màu sắc chủ đạo như đỏ, xanh da trời, xanh lá đều được thể hiện rất chân thực rõ ràng.
Độ tương phản và độ sáng cũng rất tốt, khi đẩy độ sáng màn hình lên tối đa thì màu trắng trên màn hình được thể hiện khá thật đồng thời màu đen vẫn rất sâu chứ không bị phủ 1 lớp sương trắng như các loại màn hình thấp cấp khác. Với độ sáng khá tốt khi đẩy lên tối đa tôi có thể thoải mái lướt web dưới ánh nắng lúc 11 giờ trưa của trời Hà Nội giữa tháng 5 nóng bức này mà chỉ cảm thấy hơi bóng một chút trên màn hình. Đồng thời mật độ điểm ảnh cũng thuộc loại cao trong số các loại màn hình sử dụng cho các dòng smartphone cao cấp có giá trên 10 triệu đồng nên dù có soi xét kĩ càng đến đâu cũng rất khó có thể nhìn ra được độ hạt của các điểm ảnh.
Tuy nhiên lớp kính bảo vệ màn hình giống như hâu hết các loại điện thoại có trên thị trường vẫn bị đặt khá xa so với mặt hiển thị nên khi thao tác chúng ta vẫn cảm thấy có nét gì đó không thật tay như trên chiếc One X chẳng hạn. Nhưng xét cho cùng với tầm giá như vậy mà Sky Vega LTE lại sở hữu loại màn hình với nhiều ưu điểm đủ để cho các loại điện thoại trung cấp nổi tiếng khác phải hít khói thì không còn gì đáng phải chê trách ở màn hình của chiếc smartphone "vô danh" này nữa.
Hiệu năng
Đánh vào phân khúc tầm trung nên Sky Vega LTE A820L chỉ sử dụng một cỗ "song mã" hiệu Qualcomm chạy với xung 1.5 Ghz đã là quá đủ để giúp chiếc điện thoại này tung hoành trên hầu hết các ứng dụng và game cơ bản một cách mượt mà. Tuy được trang bị bộ nhớ RAM (1GB) khá khủng tương đương với các loại điện thoại cao cấp khác nhưng vì kho ứng dụng cài sẵn trên máy quá nhiều thứ lỉnh kỉnh với giao diện được biến tấu khá nhiều và mới chỉ sử dụng hệ điều hành Android 2.3.5 cũ kĩ không thể tận dụng GPU để xử lý các tác vụ 2D nên các hiệu ứng lật trang thể hện trên màn hình chính có đôi chút lag và khựng hình.
Tuy nhiên máy có một điểm trừ rất lớn là ở nhiệt độ của máy, do có nhiều ứng dụng mặc định chạy nền, nên đôi khi dù không sử dụng gì bạn vẫn cảm thấy máy bị nóng lên ở phần dưới loa thoại 1 chút. Khi để không đã vậy thì dễ hiểu tại sao khi bắt đầu sử dụng các ứng dụng nặng như game và các ứng dụng cần xử lý nhiều máy sẽ nóng lên rất nhanh khiến thời lượng pin cũng nhanh chóng mất đi theo. Đặc biệt là khi đang lướt web mà có người gọi tới các bạn sẽ được hiểu cảm giác áp một lát bánh mì nướng vừa ra lò lên mặt "dễ chịu" thế nào.
Web và giải trí
Sky Vega thực sự đúng nghĩa là chiếc điện thoại dành cho giải trí của người bản xứ, nhờ các ứng dụng xem HDTV tích hợp sẵn cũng như hỗ trợ anten DMB, nhưng đáng tiếc là khi đến với Việt Nam các tính năng này đã phải nằm yên 1 góc.
Còn về duyệt Web thì không có gì phải bàn với một màn hình 4.5 inch hoạt động trên nền chip xử lý lõi kép 1.5 Ghz. Khi trong điều kiện mạng tốt, tốc độ tải trang cũng như cuộn trang gần như hoàn hảo không có dấu hiệu bị khựng hay lag khi cuộn. Màn hình lớn cũng giúp trải nghiệm những Web có nội dung hình ảnh trở nên thú vị và thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên trình duyệt gốc kèm máy vẫn có nhiều chỗ chưa được chuyển ngữ nên có lẽ một trình duyệt từ hãng thứ 3 là điều cần thiết nếu các bạn không muốn bị tụt cảm xúc khi nhìn thấy vài dòng tiếng Hàn khó hiểu trong khi đang duyệt Web.
Camera
Sử dụng Camera 8.0 MPx giống như HTC One X nên chất lượng ảnh khá tốt tuy nhiên tốc độ lấy nét của máy vẫn chỉ bằng những chiếc smartphone tầm trung khác. Màu sắc của hình khi chụp không cho cảm giác ám tím như HTC nhưng đổi lại màu sắc khá ảm đạm thiếu độ rực màu, kể cả ở những tấm ảnh chụp vào lúc 8h sáng khi ánh sáng đã khá tốt thì màu sắc của ảnh vẫn chưa thể gọi là đẹp.
Ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng lại là thế mạnh của Sky Vega LTE A820L so với các smartphone cùng tầm giá khác. Ảnh chụp trong điều kiện trời tối dưới ánh sáng nhân tạo cho độ nét tương đối tốt, ít bị nhiễu hạt như camera của HTC hay Sony tuy vẫn bị mờ do rung tay khi bắt hình.
Tốc độ quay clip cũng không có gì phải chê trách, hình ảnh chi tiết ở độ nét 1080p, tốc độ quay đều ở mức 30 fps không giật hình nhiều, nhưng nói chung không có gì quá đặc biệt tốt mà tất cả chỉ dừng lại ở mức trung bình khá, nhưng như vậy cũng đủ để so tài với những chiếc cùng tầm giá như Xperia SOLA hay HTC One V.
Tốc độ quay clip cũng không có gì phải chê trách, hình ảnh chi tiết ở độ nét 1080p, tốc độ quay đều ở mức 30 fps không giật hình nhiều, nhưng nói chung không có gì quá đặc biệt tốt mà tất cả chỉ dừng lại ở mức trung bình khá, nhưng như vậy cũng đủ để so tài với những chiếc cùng tầm giá như Xperia SOLA hay HTC One V.
Hiệu quả sử dụng
Pantech với người Việt Nam có thể đây là một cái tên xa lạ nhưng với thị trường Hàn Quốc nó lại là thương hiệu sản xuất điện thoại lớn thứ 2 chỉ sau Samsung thế nên về chất lượng chung của sản phẩm nói chung là ở mức tốt. Loa thoại của A820L cho âm thanh to rõ ràng dù đang trong điều kiện ồn ào của đường phố Hà Nội giờ cao điểm, nhưng mặt khác ngay cả trong điều kiện yên tĩnh, âm của loa thoại cũng không hề dễ bị lọt ra ngoài ảnh hưởng tới người xung quanh, đây là một trong những điểm khá khó chịu dễ nhận thấy nhất khi đánh giá về chất lượng nghe gọi của điện thoại.
Thiết kế của khay Sim là một điểm nhỏ khác khiến tôi cảm thấy thích thú ở Sky Vega, vốn có thiết kế dành cho loại SIM thông thường nhưng do phần kim loại giữ SIM được làm hơi chặt nên bạn vẫn có thể dễ dàng lắp các loại SIM cắt vào khay SIM để sử dụng bình thường.
Sở hữu nguồn năng lượng khủng gần bằng HTC One X, Pin của Sky Vega có dung lượng lên tới 1780 mAh đủ để giúp cỗ xe song mã này hoạt động suốt một ngày dài tới 5h chiều trong điều kiện kết nối 3G bật thường xuyên, push mail liên tục, lướt web khoảng 30 phút, gọi điện thoại 10 phút và nhắn 8 tin nhắn mà điện thoại vẫn còn khoảng 15%.
Tuy nhiên, khi hoạt động lâu trong điều kiện tải nặng thì máy lại rất nóng và nhanh chóng sụt pin, nếu không có biện pháp nghỉ hoặc làm mát trong suốt thời gian sử dụng thì viên pin khổng lồ kia cũng chỉ trụ được tới khoảng 4 tiếng lướt web liên tục bằng 3G mà thôi.
Một điểm trừ khác nữa là hệ điều hành của máy mới dừng lại ở phiên bản 2.3.5 nên những người dùng khó tính về công nghệ như tôi có thể cảm thấy không thực sự thoải mái cho lắm, nhưng trong thời gian sử dụng máy cũng yêu cầu tải về một gói dữ liệu gì đó có dung lượng tới khoảng 400 MB mà thời gian không cho phép nên đã buộc phải ngừng tải, nếu đó thực sự là phiên bản mới cho hệ điều hành thì điểm trừ trong mắt những người yêu công nghệ khó tính cũng sẽ bị loại bỏ.
Còn với những người dùng thông thường với nhu cầu nghe gọi và một chút giải trí lúc rảnh rỗi giữa các giờ học hay giờ nghỉ trưa khi làm việc thì khó có thể tìm thấy chiếc điện thoại cao cấp nào có thể đánh bại Sky Vega trong tầm giá như vậy.
Âm thanh và các cổng kết nối
Loa ngoài của Sky Vega cũng như hầu hết các loại smartphone khác vẫn bị mất nhiều âm trầm và âm cao thường bị đẩy lên, đặc biệt là những đoạn âm lượng lớn và thanh thì tiếng phát ra bị rè và rung rất khó chịu, nhưng dù sao đây cũng chỉ là loa ngoài của điện thoại, không mấy ai dùng loa này để thưởng thức âm nhạc cả nên cao thấp cũng không phải cái gì quá đáng bận tâm, vấn đề đáng quan tâm chỉ là nó nghe có rõ ràng hay không mà thôi.
Không phải vì ra mắt khá sớm mà Sky Vega thiếu đi những tính năng thời thượng hiện nay vẫn được quảng cáo rầm rộ trên các loại điện thoại đắt tiền kia, chiếc điện thoại này cũng hỗ trợ công nghệ 4G LTE cao cấp để khiến kết nối mạng của điện thoại "ngon lành" hơn hẳn kết nối 3G hiện tại, nhưng đó cũng là trên lý thuyết còn thực tế phũ phàng là chúng ta chưa có nhà mạng nào phát triển công nghệ này nên đây cũng chỉ được coi là một chức năng phụ trong thời điểm hiện tại.
NFC cũng được tích hợp trong Sky Vega A820L với những ứng dụng đã được Google quảng cáo từ lâu nhưng ở Việt Nam còn quá ít thiết bị hỗ trợ công nghệ này nên người viết vẫn chưa được thử qua độ tiện dụng của công nghệ này.
Một điểm thú vị nữa mà chiếc điện thoại này có đó là công nghệ cảm ứng chuyển động gần giống như cảm ứng không chạm mà Xperia SOLA đã thể hiện, tuy nhiên có lẽ nó cũng "vô dụng" không kém gì SOLA thậm chí là còn hơn vì có vẻ công nghệ này sử dụng camera trước để nhận diện chuyển động nên khi sử dụng trong bóng tối công nghệ này lập tức mất tác dụng.
Nguồn: Nology.vn
0 comments:
Post a Comment