Samsung Galaxy Round và LG G Flex là hai smartphone màn hình cong đầu tiên trên thế giới và đều được ra mắt liên tiếp trong cùng một tháng. Điều mà không ít người dùng đặt câu hỏi là tại sao các nhà sản xuất lại nóng lòng mang màn hình cong lên các thiết bị di động?
Cuộc đua điện thoại màn hình cong đang diễn ra khởi đầu là Samsung và LG. |
Khi mà thị trường smartphone đang dần bão hòa thì cả hai nhà sản xuất Hàn Quốc được cho là những người tiên phong trong việc thử nghiệm công nghệ mới. Rất nhiều thông tin trước đây chỉ ra rằng hai gã khổng lồ điện tử này đã tham vọng từ lâu về một thiết bị trong tương lai có thể uốn dẻo và điện thoại màn hình cong là bước đệm để thực hiện giấc mơ này. Trong một bằng sáng chế tại Hàn Quốc tháng trước, Samsung đã trình bày về một chiếc máy tính bảng với màn hình có thể gập đôi. Samsung cũng từng biết đến với dự án phát triển thiết bị có thể đeo được với khả năng chơi nhạc, nhận cuộc gọi khi đồng bộ với smartphone trong một bằng sáng chế khác đăng ký trong tháng mười. truyen sex
Cả Samsung và LG được biết đến là các nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới. Trong năm qua TV màn hình cong được thương mại hóa và giờ đến lượt smartphone. Trong phòng thí nghiệm riêng biệt, Samsung và đối thủ của mình là LG đã lợi dụng cấu trúc cấu trúc đơn giản của công nghệ OLED để bổ sung tính đàn hồi cho lớp kính dưới cùng của màn hình giúp uốn cong mà không bị vỡ. Công nghệ này được thực hiện bằng cách thay thế nền thủy tinh bằng tấm nhựa không chỉ giúp màn hình uốn cong mà còn nhẹ hơn.
Công nghệ màn hình cong đã được áp dụng trên tivi nhưng chưa thật sự phổ biến. |
“Màn hình cong là một bước định hướng sơ bộ để phát triển màn hình uốn dẻo”, ông Lee bang-soo, một phó chủ tịch cao cấp của LG Display cho biết. “Công nghệ mới sẽ cho phép xây dựng các sản phẩm có khả năng uốn cong, gập đôi thậm chí là cuộn lại”.
Để tạo ra màn hình có khả năng gấp đôi lại, Samsung sẽ thay thế toàn bộ các thành phần từ kính bằng nhựa dẻo, một kỹ thuật cần các kỹ sư hoàn thiện trong vài năm tới. Tấm nhựa này không chỉ cần chống trầy xước, chịu nhiệt mà còn phải đủ đàn hồi để ngay cả khi uốn cong vẫn giữ được độ sắc nét, trong suốt như thủy tinh. Sản xuất đã khó và sản xuất hàng loạt các tấm phim như vậy sẽ là thách thức không nhỏ cho các nhà hóa học tìm ra vật liệu có cấu trúc phức tạp đáp ứng yêu cầu trên. tin nhan chuc mung nam moi
Trong thời gian chờ đợi hoàn thiện công nghệ trên các nhà sản xuất phần cứng có thể lựa chọn và tiếp tục sử dụng kết hợp giữa kính và nhựa. Ví dụ, để tạo nên một màn hình có thể gập lại, một công ty đã đặt hai tấm kính cạnh nhau và kết nối chúng lại bằng tấm phim nhựa. Tại Phần Lan, công ty công nghệ Canatu Oy cho biết họ đã phát triển tấm phim dựa trên cacbon hoạt tính cho cảm biến chạm cho chất lượng tốt hơn nhiều so với màn hình thông thường. Dự kiến cuối năm nay công ty bắt đầu sản xuất hàng loạt để cuối năm 2014 cung ứng được hàng triệu đơn vị dựa trên nhu cầu rất tiềm năng từ nhiều nhà sản xuất.
Công nghệ pin cong của LG mới chỉ là bước khởi đầu. |
Màn hình cong là điều người dùng dễ dàng cảm nhận được nhưng đằng sau đó một thành phần rất quan trọng cần làm để hoàn thiện chiếc điện thoại uốn dẻo đó chính là pin và vi xử lý.
Với pin, Samsung từng đưa ra cách chuyển điện trong pin thành dạng chất lỏng hoặc gel thay vì thể rắn. “Nếu không đảm bảo an toàn, pin uốn cong có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng”, ông Kim Tae-sik, kỹ sư của Samsung cho biết. Với cả 2 smartphone màn hình cong hiện nay vẫn sử dụng pin rắn thông thường. Để hoàn thiện công nghệ pin cong thật sự sẽ mất không ít thời gian nữa.
Hiện tại, rào cản lớn nhất để người dùng tiếp cận với các sản phẩm màn hình cong chính là mức giá. Khi được giới thiệu dành riêng tại thị trường Hàn Quốc, Samsung đã không làm ít người "ngao ngán" bởi mức giá 1.000 USD cho smartphone màn hình cong đầu tiên của mình. Với LG G Flex, mặc dù hãng chưa có bất cứ thông báo nào về số tiền để sở hữu sản phẩm, nhưng chắc chắn thiết bị chỉ không dành cho người dùng phổ thông.
0 comments:
Post a Comment